Diễn đàn của đại biểu
Sau khi có chủ trương nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long lấy tên tỉnh là Vĩnh Long và đặt trụ sở chính trị - hành chính ở thành phố Vĩnh Long hiện nay. Hầu hết người dân đều đồng ý, tuy nhiên vẫn có một số ít chưa đồng tình với việc đặt trụ sở tại Vĩnh Long và tên gọi Vĩnh Long. Để rộng đường dư luận, xin thông tin một số về vị trí địa lý và lịch sử của vùng đất, tên gọi Vĩnh Long (Nguồn: Gia Định thành thông chí - Trịnh Hoài Đức (bản dịch của Huỳnh Lứa) xuất bản năm 1973; Phủ biên tạp lục - Lê Quý Đôn (bản dịch của Viện Sử học), xuất bản năm 2007; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (1930 - 2010) - BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, xuất bản năm 2015).
Giám sát việc tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ (DQTV) và các Nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến lực lượng DQTV, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, UBND tỉnh rà soát, hướng dẫn việc xếp lương đối với Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã có bằng đại học ngoài ngành quân sự, bảo đảm thống nhất trên địa bàn. Tùy điều kiện ngân sách, xem xét trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ một lần cán bộ ấp, khóm, khu đội trưởng thôi làm nhiệm vụ có thời gian công tác từ đủ 10 năm trở lên…
Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Long luôn nỗ lực thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo người có công. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, tỉnh cũng thực hiện lồng ghép đầu tư các chương trình, dự án; triển khai thực hiện tốt các chính sách tín dụng, huy động đóng góp của người dân và các nguồn vốn hợp pháp khác để góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình trên địa bàn. Bên cạnh đó, các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng được giải quyết đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đời sống người có công với cách mạng từng bước được nâng lên kể cả về vật chất và tinh thần.
Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 29/11/2024 quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp.
Ngày 17/02/2025, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ Sáu, Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh Khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với Ông Bùi Văn Nghiêm, lý do: Được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm Phó Ban Nội chính Trung ương.
Cuối năm 2022 - năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã thống nhất biểu quyết thông qua Nghị quyết “Đồng thuận đề xuất thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Đình Khao” và Nghị quyết “Phân bổ vốn ngân sách tỉnh trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Đình Khao nối hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức đối tác công tư (PPP)”: Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre báo cáo Bộ Giao thông vận tải thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai dự án và giao Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án theo quy định; bổ sung ngân sách tỉnh 250.000 triệu đồng vào Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện Dự án, phần vốn còn lại của Dự án thuộc nhiệm vụ chi từ ngân sách tỉnh Vĩnh Long sẽ được cân đối trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2026-2030.
Sáng ngày 05/9/2024, trong không khí cùng cả nước tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025. Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trần Thanh Mẫn đã đến dự Lễ Khai giảng năm học tại Trường THPT Phạm Hùng, ngôi trường được vinh dự mang tên của vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, người con ưu tú của quê hương Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm; cùng với các vị lãnh đạo Cấp ủy, UBND, HĐND, UBMTTQVN tỉnh Vĩnh Long và huyện Long Hồ.
Sáng 04/9/2024, trong chuyến công tác tại tỉnh Vĩnh Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
Căn cứ Nghị quyết số 129/2024/QH15 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Nghị quyết số 1067/NQ-UBTVQH15 ngày 14/6/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Từ trung tuần tháng 7 và trong tháng 8/2024, Ban soạn thảo dự án Luật do Hội đồng Dân tộc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì, phối hợp tổ chức 04 Hội thảo, gồm 1 Hội thảo tại Hà Nội và tổ chức 3 Hội thảo tại các địa phương, khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên), khu vực phía Bắc (Từ Nghệ An trở ra) và khu vực phía Nam (từ Bình Thuận trở vào). Kết hợp với các cuộc khảo sát trên địa bàn tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Qua đó, kết quả từ các diễn đàn Hội thảo, khảo sát tại các địa phương cho thấy các cơ quan, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học đã tích cực trao đổi, thảo luận đối với các vấn đề liên quan trong hồ sơ dự án Luật, củng cố thêm các cơ sở lý luận, thực tiễn vững chắc và góp phần quan trọng hoàn thiện nội dung, kỹ thuật lập pháp của dự thảo Luật.
Giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND là hoạt động giám sát quan trọng, thể hiện chức năng giám sát nổi bật của HĐND. Đây cũng là hoạt động được cử tri, Nhân dân luôn chú ý theo dõi, thể hiện rõ nét được vai trò, vị thế, trách nhiệm của HĐND, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Ngày 25/3/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Chủ trì hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Cùng dự có hơn 500 đại biểu là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đại diện lãnh đạo Ban của Hội đồng nhân dân, đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 63 tỉnh, thành phố.
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (Tổ đại biểu) có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân (HĐND). Với tư cách là một trong những chủ thể thực hiện chức năng giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu cần tiếp tục được đổi mới, tăng cường nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát của Tổ đại biểu nói riêng và của HĐND nói chung.
Giám sát là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng nhân dân (HĐND) đã được Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, nhằm mục đích bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật của nhà nước được thực hiện đúng đắn, thống nhất và hiệu quả; nhằm phát hiện những sai phạm, hạn chế, thiếu sót, qua đó, có biện pháp xử lý, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.
Từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến nay, hoạt động Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện chung có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Năm 2023, hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Vĩnh Long đã được quan tâm đổi mới nội dung, phương pháp mang lại hiệu lực, hiệu quả, phát huy được vai trò, vị trí theo quy định của pháp luật. Công tác ban hành văn bản ngày càng chặt chẽ và kịp thời hơn. Công tác giám sát được tăng cường, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tên khai sinh là Phan Văn Hòa, sinh ngày 23/11/1922, tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992 - 1997), ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001, Đồng chí được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau khi đánh giá lại, Trung ương đã nhận ra việc khởi nghĩa Nam Kỳ là một cuộc tổng khởi nghĩa cho cả nước về điều kiện khách quan, chủ quan chưa đầy đủ nên quyết định dừng, nhưng chủ trương không về kịp. Điều này cho thấy "cuộc khởi nghĩa Nam kỳ dù có rộng lớn cũng chỉ là cuộc khởi nghĩa ở một địa phương và cũng chỉ một phần Nam Kỳ, nên thất bại là chuyện không quá khó để nhận ra" (Theo Kỷ yếu khoa học Khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vĩnh Long năm 1940 - Trang 622).
Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp (nay là xã Hòa Hiệp), huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt tên khai sinh là Phan Văn Hòa, là con thứ tám trong gia đình, có các bí danh: Sáu Dân, Tám Thuận, sinh ngày 23.11.1922, tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Tại Miền Nam: Cùng với việc quân Nhật kéo vào Bắc bộ, thừa cơ quân Pháp bối rối, tháng 11 năm 1940, bọn quân phiệt Thái Lan theo lệnh phát xít Nhật tiến đánh Campuchia. Thực dân Pháp bắt lính người Nam bộ và người Khơ-me ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng. Căm thù thực dân Pháp và được cổ vũ bởi tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn, nhân dân Nam bộ sục sôi tranh đấu.