Phát biểu thảo luận, đối với các văn bản trình Kỳ họp thứ 8 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá X, các đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

Đóng góp cho báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, các đại biểu HĐND tỉnh đánh giá cao về kết quả công tác, chỉ đạo, điều hành linh hoạt của UBND tỉnh, sự nổ lực, quyết tâm của các cơ quan chuyên môn, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thực hiện đạt nhiều chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh: GRDP tăng 4,77% so với cùng kỳ năm 2023; Thu ngân sách tăng so với cùng kỳ năm trước; Thương mại, dịch vụ tăng khá, du lịch tăng, tổng lượng khách và doanh thu ngành du lịch tăng khá; sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP, an toàn thực phẩm ngày càng được phát huy hiệu quả. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục thực hiện hiệu quả, kiểm soát tốt;... Đồng thời, các đại biểu cũng cơ bản thống nhất với một số hạn chế như báo cáo đã xác định.
Để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện sát với tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm, đồng thời đề xuất các giải pháp tập trung cho 6 tháng cuối năm 2024, các đại biểu đã đề nghị UBND tỉnh: (1) Rà soát bổ sung các số liệu kết quả thực hiện các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội đảm bảo tính chính xác, làm cơ sở đánh giá đúng lợi thế, tiềm năng của tỉnh cũng như hạn chế, khó khăn vướng mắc để có giải pháp tập trung trong 6 tháng cuối năm 2024. (2) Đối với sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh để chủ động chỉ đạo, điều hành sản xuất phù hợp, bố trí mùa vụ hợp lý, chuẩn bị các phương án đề phòng giông lốc, di dời dân trong vùng sạt lở, nguy cơ sạt lở vào mùa mưa; kịp thời tổ chức triển khai các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. (3) Đối với công tác thông tin, truyền thông: Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều hành; tạo sự đồng thuận, niềm tin của Nhân dân. Kịp thời đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ... và xử lý nghiêm các vi phạm. Mở rộng dung lượng băng thông đường truyền, cung cấp dịch vụ Internet chất lượng cao cho các địa phương vùng xa, khó khăn; tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. (4) Đối với công tác cải cách hành chính: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện và nâng caocác Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính tỉnh (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách hànhchính, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số và chuyển đổi số, đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. (5) Đối với tài nguyên môi trường: Tập trung hoàn chỉnh Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển thực tế của địa phương và phù hợp với quy hoạch tỉnh. Chủ động rà soát và tạo quỹ đất sạch để mời gọi đầu tư; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và nhân dân.

Đóng góp dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024, đại biểu đề nghị rà soát những khó khăn, hạn chế trong báo cáo để có giải pháp cụ thể đưa vào Nghị quyết để làm cơ sở cho các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh.Đối với Nghị quyết ban hành quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia, đại biểu băn khoăn khi nguồn lực thực hiện phân cấp về địa phương nhưng địa phương khó có khả năng cân đối ngân sách.
Riêng nội dung phản ánh khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành trên địa bàn huyện trong thời gian qua, đại biểu phản ánh và đề nghị: Hiện nay, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND ngày 09/9/2021 của HĐND tỉnh “về việc ban hành khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”, người dân thị trấn Cái Nhum (xã Chánh Hội cũ) có tâm trạng lo lắng, do đa phần sống chủ yếu bằng nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi); Từ đó, nhân dân mong muốn Chính quyền có những giải pháp hữu hiệu, thực hiện từng bước phù hợp với điều kiện thực tế hơn. Đồng thời, ngành chuyên môn cần có những nội dung khuyến cáo người dân để phối hợp Mặt trận và các đoàn thể, địa phương tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu rõ quy định, chính sách và từng bước thực hiện phù hợp.
Hữu Tài