Ban Pháp chế đã thẩm tra các văn bản gồm: (1) Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 (lĩnh vực Pháp chế); (2) Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; (3) Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh; (4) Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh; (5) Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024; (6) Báo cáo số của UBND tỉnh về kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp trước; (7) Nghị quyết quy định mức hỗ trợ cho người không thuộc trường hợp hưởng lương từ ngân sách nhưng được phân công trực tiếp giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy trong thời hạn quản lý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; (8) Nghị quyết về việc giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; (9) Nghị quyết Quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở; (10) Nghị quyết về việc miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026; (11) Nghị quyết về Kế hoạch tổ chức các kỳ họp HĐND tỉnh Vĩnh Long trong năm 2025; (12) Nghị quyết về việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 (lĩnh vực Pháp chế).

Qua thẩm tra Ban pháp chế cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo trình Kỳ họp; các dự thảo Nghị quyết ban hành đúng thẩm quyền quy định tại Điều 87 Luật tổ chức chính quyền địa phương và Điều 58 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; bố cục dự thảo Nghị quyết phù hợp với quy định của Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác Văn thư. Ban đã đề nghị cơ quan trình văn bản tiếp tục rà soát, điều chỉnh thống nhất số liệu đối với các báo cáo và nội dung có liên quan để chuẩn bị cho kỳ họp.

Ban Pháp chế đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Tích cực phối hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Nhân dân trong việc tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức, đặc biệt phòng ngừa tội phạm công nghệ cao, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, tội phạm trộm cắp tài sản, vi phạm quy định về tham gia đường bộ; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, các điều kiện an toàn cháy, nổ cho người dân và các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn; Thực hiện tốt hơn nữa Đề án 06, chuyển đổi số, đảm bảo đầy đủ cơ sở dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về thủ tục hành chính và giao dịch dân sự, nhất là đối với các xã, phường, thị trấn sáp nhập đơn vị hành chính; Đẩy mạnh hơn nữa công tác triển khai, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức và Nhân dân; Chấn chỉnh, xem xét trách nhiệm đối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm, chưa tích cực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị của công dân, còn để tình trạng giải quyết trễ hạn theo quy định; Quan tâm chỉ đạo công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời tham mưu thể chế các quy định do Luật, văn bản quy phạm pháp luật cấp trên giao; có giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định văn bản trước khi trình; Chỉ đạo cơ quan chuyên môn sớm rà soát tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách hỗ trợ thôi việc cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh./.
Thanh Sang